Brand Marketing là một trong những công việc vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh thu cũng như mở rộng tệp khách hàng.Vậy Brand Marketing là gì? Hãy theo dõi bài viết này để có thêm nhiều những thông tin hữu ích nhé!
Brand Marketing là gì?
Brand Marketing được đánh giá là quá trình xây dựng, tiếp thị các giá trị vô hình như tên và độ uy tín của thương hiệu, giá thành sản phẩm của thương hiệu,…Bên cạnh đó công việc này cũng được biết đến như một xu hướng của Marketing hiện đại.
Hiểu theo nghĩa khác, Brand Marketing chính là giúp thương hiệu có thể in sâu trong tâm trí của người mua, tạo dựng được cầu nối cảm xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Brand chính là những gì người khác nói về thương hiệu của bạn khi mà bạn không ở đó. Một trong những hoạt động hữu ích giúp quảng bá thương hiệu hiệu quả là Seeding Facebook.
Bạn không nên nhầm lẫn khái niệm về Brand Marketing và Branding. Bởi đây là 2 hoạt động hoàn toàn khác nhau. Brand Marketing tập trung vào tái định nghĩa thương hiệu còn Branding tập trung vào hỏa động xây dựng thương hiệu.
Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing
Nói về bản chất thì 2 khái niệm này đều mang những bản chất khác biệt rõ rệt
Nếu như Brand giúp thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng thì trade lại giúp thương hiệu giành được nhiều lợi thế hơn tại các điểm bán hàng.
Trade Marketing tập trung vào truyền tải giá trị của thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường bán, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và cả truyền thông tin tại điểm bán. Trong khi đó, làm Brand Marketing là làm khách hàng nhớ, tin tưởng, gắn bó và yêu quý thương hiệu của mình nhờ vào bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông khác.
Nhưng ở một góc độ nào đấy thì Brand Marketing và Trade Marketing vẫn có mối quan hệ vô cùng mật thiết, gắn bó trong tổng thể chiến lược chung của cả doanh nghiệp và đều vì một mục tiêu sau cùng là đưa sản phẩm của mình tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn, để từ đó làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận.
Vì vậy, cho dù là doanh nghiệp nào muốn phát triển toàn diện, bền vững trong thương trường này thì đều phải biết công cụ quản trị này.
Brand Marketing là làm gì?
Tùy vào cấp bậc cũng như quy mô tổ chức của từng công ty/ doanh nghiệp mà công việc của người làm Brand Marketing có sự khác nhau. Hiện nay, Brand Marketing thường được phân thành 2 cấp độ đó là:
Cấp độ chuyên viên
Với vị trí chuyên viên Brand Marketing, người làm sẽ tập trung vào việc thực thi các công cụ liên quan đến việc phát triển thương hiệu và giao tiếp trong nội bộ công ty như:
- Nghiên cứu, phân tích những con số liên quan đến đối thủ cạnh tranh, thị trường và cả khách hàng mục tiêu để có thể đề xuất các phương án phát triển thương hiệu đến với cấp trên.
- Theo sát và báo cáo ngân sách sử dụng cho chiến lược thương hiệu trong giai đoạn ngắn hạn như theo tháng, theo quý hoặc là theo năm.
- Xây dựng các đầu mục chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, hình ảnh, màu sắc, nhân vật đại diện,… cho các sản phẩm và dịch vụ mới.
- Quản trị các kênh truyền thông của sản phẩm hoặc doanh nghiệp như các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Fanpage,…
- Liên hệ và làm việc với các bên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình,… để thực hiện các hoạt động Brand Marketing theo đúng kế hoạch để được phê duyệt từ cấp trên
Cấp bậc Brand Manager
Đối với vị trí này bạn cần phải tập trung vào những định hướng phát triển thương hiệu mẹ trong một thời gian dài và quản trị con người là các cấp dưới của mình cụ thể như sau:
- Trao đổi và báo cáo trực tiếp các kế hoạch và kết quả liên quan đến brand với ban giám đốc hoặc các đối tác lớn của doanh nghiệp.
- Hoạch định các mục tiêu, định hướng lớn cho doanh nghiệp trong thời gian dài cũng như là người chốt các hướng đi cuối cùng của các hoạt động đó.
- Nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch cụ thể và chi tiết, báo cáo lên cấp trên và thực hiện triển khai thực thi kế hoạch.
- Đảm bảo tiến độ thực thi cho các hoạt động phát triển thương hiệu giữa các phòng ban khác nhau, đối tác, khách hàng được diễn ra theo đúng kế hoạch và tiến độ.
- Quản trị nguồn ngân sách cho hoạt động thương hiệu trong thời gian dài.
- Quản trị nguồn nhân lực cho phòng ban của mình.
Những kỹ năng về Brand Marketing mà bạn cần có
Khả năng phân tích đối thủ
Để làm tốt việc này, những người làm Brand Marketing cần xem xét mọi dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị thương hiệu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thường sẽ được chia làm 3 phần chính đó là:
- Đối thủ trực tiếp: Có sản phẩm tương tự với sản phẩm của doanh nghiệp mình trong cùng một ngành hàng. Ví dụ như Vinamilk, TH True Milk,… với các dòng sản phẩm cạnh tranh lẫn nhau trong ngành hàng sữa uống.
- Đối thủ gián tiếp: Có sản phẩm khác nhưng giải quyết được vấn đề của khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như Coca Cola là dòng sản phẩm thức uống có ga đóng chai giúp giải khát. Nhưng vẫn còn rất nhiều các dòng sản phẩm khác có thể giải quyết vấn đề đó của người tiêu dùng như chuỗi cửa hàng cà phê như Starbuck, Highland Coffee, ….
- Đối thủ trong tiềm thức: Thường thì dựa trên quan điểm của người dùng. Chẳng hạn như nhiều người có thể nghĩ rằng thay vì mua quà cam tươi giúp cung cấp Vitamin C thì họ có thể thay thế bằng thực phẩm chức năng.
Định vị thương hiệu
Việc định vị thương hiệu cho doanh nghiệp là thu thập mọi dữ liệu quan trọng từ phân tích đối thủ cho đến sáng tạo thông các thông điệp ngắn gọn, trực quan, nhưng khác biệt với đối thủ của doanh nghiệp.
Việc định vị thương hiệu được cấu thành từ 3 thành phần chính đó là:
- Audience: Khán giả hoặc đối tượng mà thương hiệu muốn tiếp cận
- Value props: Giá trị thương hiệu mong muốn mang đến cho khách hàng
- Voice and persona: Cách mà thương hiệu giao tiếp với khách hàng
Nếu phân tích đến sự cạnh tranh, nó là một nhiệm vụ dựa trên dữ liệu nhiều hơn thì đây là một nhiệm vụ sáng tạo, trong đó tính độc đáo là chìa khóa.
Khả năng xây dựng chiến lược
Một người làm Brand Marketing với kiến thức và những kinh nghiệm dày dặn về chiến lược thương hiệu sẽ xây dựng các nguyên tắc tổng thể, để từ đó đảm bảo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhằm mục đích hỗ trợ vị thế thương hiệu ở hiện tại và tương lại cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Thương hiệu Dove với các sản phẩm tôn lên vẻ đẹp đích thực – real beauty đã cho ra mắt chiến lược của họ là việc sử dụng người mẫu mang những nét đẹp khác với quy chuẩn truyền thống như người da màu, phụ nữ nhiều độ tuổi và cả vóc dáng cơ thể khác nhau,…
Khả năng quản lý thương hiệu
Để lên được một bản chiến lược thương hiệu hoàn hảo bạn cần có tư duy tổng thể, nhưng cũng không thiếu những công việc cần tư duy ở cấp độ chi tiết. Những người làm Brand Marketing sẽ phải có kỹ năng quản lý thương hiệu, liên quan đến việc thực hiện các nguyên tắc thương hiệu ở cấp độ từng bộ phận và từng trường hợp cụ thể hơn.
Một Brand Marketing thường giải quyết những câu hỏi như:
- Việc hợp tác với KOL này sẽ mang lại những lợi ích gì cho nhãn hàng?
- Diễn viên này có phù hợp với thông điệp quảng cáo của hãng không?
- Logo, màu sắc và thông điệp này có thật sự là cách làm tốt nhất để thể hiện cảm xúc và gây được nhiều ấn tượng cho khách hàng mục tiêu không?
Khả năng quản lý dự án
Một người làm Brand Marketing cần đảm bảo tính xuyên suốt của một dự án từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến việc đo lường hiệu quả truyền thông. Từ đó bạn cần có kỹ năng quản lý dự án và tư duy hệ thống một cách logic.
Nếu không có một quy trình bài bản và các thông số giúp phân phối rõ ràng thì mọi thứ có thể trở nên thật tồi tệ và mất kiểm soát. Kỹ năng này rất quan trọng vì người làm Brand Marketing thường xuyên làm việc với con người bởi nhiều vai trò khác nhau từ nhân viên thiết kế đồ họa cho đến người làm nội dung hoặc là đối tác quảng cáo và cả khách hàng của thương hiệu,…
Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ có thể hiểu được Brand Marketing là gì? Và từ đó đúc kết được những kiến thức cũng như giá trị của nó mà bạn có thể lựa chọn hướng đi phát triển cho sự nghiệp tương lai. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cũng như những thắc mắc liên quan đến Brand Marketing thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé.