Dịch vụ đi chợ thuê, đi chợ online bùng nổ trong 5 năm tới
Ngày này cuộc sống bận rộn khiến một bộ phận người thành thị hầu như không còn thời gian để đi chợ và sơ chế thực phẩm. Nhắm vào đối tượng này, rất nhiều dịch vụ đã được sinh ra, gần đây nhất là dịch vụ đi chợ online, hay là đi chợ thuê.
Theo đánh giá của người trong nghề, đây là một thị trường tiềm năng, sẽ bùng nổ trong khoảng 5 năm tới.
Tiết kiệm tối đa thời gian
Thông thường, sau khi tham khảo, quyết định mua loại thực phẩm nào trên website, chị sẽ nhắn online hoặc nhấn vào phần “giỏ hàng, đặt hàng” trên đó để chọn. Sau khi nhận được tin nhắn mua hàng, nhân viên của đơn vị cung ứng thực phẩm sẽ xác nhận, gửi hóa đơn qua email để chị kiểm tra lại về loại thực phẩm cũng như tổng chi phí phải trả. Sau khi chị xác nhận đồng ý, ghi chú thời gian giao hàng thì bên cung ứng thực phẩm sẽ cứ theo thời gian đó mà vận chuyển thực phẩm tới địa chỉ chị yêu cầu. Các loại thực phẩm theo đó đã được sơ chế, đóng gói, hút chân không.
Ngoài sơ chế, đóng gói theo quy chuẩn được bên cung ứng dịch vụ đưa ra, chị có thể yêu cầu thêm, ví dụ như một con cá chia làm 2 bịch, một con gà chặt và chia thành 4 bữa ăn…
Thị trường rất tiềm năng phát triển
Theo ghi nhận hiện nay, tại TP.HCM có khoảng 10 công ty, cá nhân cung ứng dịch vụ đi chợ online, hay có khi gọi là đi chợ thuê. Ví dụ như Adayroi, 3sachfood, Đi Chợ Nhanh, đi chợ thuê, Đi chợ dùm bạn… Cụ thể, các đơn vị này sẽ đăng tải thông tin, giá cả các loại thực phẩm (bao gồm tươi sống, khô, đông lạnh không sơ chế hoặc có sơ chế, sản phẩm chế biến sẵn) trên website bán hàng. Nếu có nhu cầu đặt hàng, người tiêu dùng sẽ ấn trực tiếp vào sản phẩm trên website, cho vào giỏ hàng. Người tiêu dùng cũng có thể đặt hàng qua app, nhắn tin qua tổng đài hay gọi điện trực tiếp, nhắn tin qua Facebook.
Sau khi nhận được đơn hàng, đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ sẽ xác nhận bằng điện thoại, tin nhắn; gửi hóa đơn qua email để người tiêu dùng kiểm tra loại thực phẩm cũng như tổng chi phí phải trả. Đơn hàng thường sẽ được chốt vào khoảng 21 - 22h mỗi ngày. Đơn hàng sẽ được bắt đầu giao cho người tiêu dùng từ 8h sáng tới 18h ngày hôm sau tùy yêu cầu.
Cũng theo ông Phan Long, hiện nay mỗi ngày Đi Chợ Nhanh nhận 7 - 12 đơn hàng, số lượng khách vào khoảng 400 người, trong đó có 30% khách sẽ quay lại và thêm khoảng 30% khách mới mỗi tháng. Giá trị bình quân một đơn hàng là 500.000 đồng. Nguồn hàng được chọn lọc từ các nhà cung cấp có thương hiệu.
Dự định tiếp theo của ông Phan Long là liên kết được với người trồng, người sản xuất để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát trực tiếp và chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Nếu làm được điều này, không những đảm bảo nguồn gốc thực phẩm mà còn giảm chi phí trung gian, người nông dân, người sản xuất cũng có lợi mà công ty ông và người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Bên cạnh tiềm năng, dịch vụ đi chợ online cũng có những khó khăn đặc thù. Khó khăn lớn nhất là dịch vụ giao nhận, tiếp nữa là nguồn thực phẩm, làm sao để luôn đảm bảo an toàn tối đa khi tới tay người tiêu dùng (có nghĩa không chỉ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm an toàn mà quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển cũng phải đạt kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối).
Bà Nguyễn Minh Nguyệt - chủ một tài khoản Facebook chuyên đi chợ giùm cho biết, có những hôm trời mưa, hay người giao hàng không biết đường, khi tìm được đến nhà khách thì thực phẩm đã không còn tươi ngon. Khi đó bà đành chấp nhận đền bù cho khách để giữ uy tín, theo đó, lợi nhuận cũng giảm.
Theo bà Minh Nguyệt, hiện tại mỗi ngày bà nhận trung bình từ 25 - 40 đơn hàng bao gồm cả thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn. Tổng chi phí một đơn hàng dao động khá xa nhau, có khi chỉ khoảng 250.000 đồng nhưng cũng có khi đạt 2,5 triệu đồng.
Xem thêm thông tin khác: http://hamisa.com.vn/dich-vu/forum-seeding.aspx
Bài viết khác