• banner tin tuc 01
  • Banner tin tưc 02

Hiểu về SEO và cách thức tự triển khai SEO Website

 Khi khách hàng có nhu cầu mua sắm, họ thường lên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác để tìm kiếm thông tin về sản phẩm mà họ đang muốn mua hoặc đang quan tâm. Thông thường, mỗi khách hàng chỉ click vào 3 kết quả tìm kiếm đầu trên trên trang nhất. Vậy, làm thế nào để trang Web của chúng ta xuất hiện ở những thứ hạng cao mỗi khi khách hàng tìm kiếm? Đó hoàn toàn là nhờ vào việc SEO Website của chúng ta. Vậy làm thế nào để tự triển khai SEO cho Website của mình?
 

1. Định nghĩa SEO (Khái niệm SEO là gì?)

SEO là gì hay SEO web là gì là những khái niệm được nhiều người quan tâm và tìm kiếm.

SEO - Search Engine Optimization (tối ưu bộ máy tìm kiếm): Là tập hợp các phương thức nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xếp hạng của các bộ máy tìm kiếm, làm tăng tính thân thiện của website đối với các bộ máy tìm kiếm với mục đích nâng cao thứ hạng của website trong trang kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm một nhóm từ khóa mục tiêu nào đó.

seo-website-seeding-facebook

2. Vai trò và lợi ích của SEO Website đối với doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí

Khác với các hình thức quảng cáo trả tiền, với SEO, doanh nghiệp không phải trả tiền mỗi khi có người dùng nhấp chuột vào trang Web hay duy trì thứ hạng sau khi đạt được thứ hạng cao. Trong SEO, giá trị của Website dựa trên chất lượng nội dung, sự tối ưu và uy tín. Khác với quảng cáo trả tiền, bạn không cần phải trả số tiền ngày càng tăng để cạnh tranh với đối thủ cho những từ khóa chung chung (đặc biệt là những lĩnh vực có giá thầu đắt đỏ).

Hiệu quả lâu dài và bền vững

Khác biệt so với quảng cáo trả phí, SEO là khoản đầu tư dài hơi mang lại lợi ích lâu dài và bền bỉ. Nỗ lực tối ưu hóa Website, xây dựng nội dung chất lượng và uy tín sẽ nở rộ dần dần theo thời gian. Một khi trang web đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, nó sẽ liên tục thu hút người dùng mà không cần chi tiêu thêm, đặc biệt vị trí cao sẽ được duy trì ổn định trong thời gian dài, miễn là các yếu tố SEO chính vẫn được duy trì và cập nhật phù hợp với các thuật toán của công cụ tìm kiếm.

Phát triển và lan tỏa thương hiệu

Mỗi khi khách hàng search trên Google thấy xuất hiện trang Web của bạn ở vị trí đầu là một lần thương hiệu của bạn tiếp cận đến họ. Dần dần, khách hàng tiềm năng sẽ quen mặt thương hiệu, nhớ tên doanh nghiệp, và khi họ có nhu cầu, một lượng khách hàng đáng kể sẽ quay trở lại Website hoặc chủ động tìm kiếm thương hiệu của bạn. 

Tiếp cận khách hàng tiềm năng

SEO giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bằng cách tối ưu hóa các từ khóa mà khách hàng tiềm năng thường tìm kiếm, bạn có thể thu hút những người thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Điều này không chỉ tăng cường lưu lượng truy cập mà còn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ người truy cập thành khách hàng.

Tạo niềm tin trong mắt khách hàng

Một điều không thể phủ nhận đó chính là trang Web càng có thứ hạng cao thì sự tin tưởng của người dùng dành cho thương hiệu càng lớn. Kết hợp với việc doanh nghiệp của bạn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng thì sẽ nhận được niềm tin tuyệt đối từ khách hàng. 

Theo nghiên cứu của BrightEdge, 53% lượng truy cập tự nhiên tìm đến các trang Web đứng đầu trong kết quả tìm kiếm. Điều này cho thấy vị trí cáo trên Google mang đến “tem chứng thực uy tín", khiến người dùng có xu hướng tin tưởng website của thương hiệu đó hơn.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Website cung cấp trải nghiệm điều hướng dễ dàng, tốc độ tải mượt mà, và thông tin hữu ích sẽ chiến được thiệt cảm của cả người dùng lẫn Google. Bởi lẽ, các công cụ tìm kiếm ngày càng thông minh, chúng luôn ưu tiên đề xuất những Website mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Dựa vào hành vi của khách hàng mà Google sẽ đánh giá chất lượng của trang Web và cân nhắc có đưa lên top hay không. Từ những phân tích, nghiên cứu trong SEO, doanh nghiệp có thể cải thiện được những vấn đề tồn tại trên Website, giúp cho việc sử dụng và tìm kiếm trên trang Web trở nên dễ dàng và thân thiện hơn.

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Một Website chuẩn SEO chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng tiềm năng tốt hơn. Lượt truy cập tự nhiên cao, tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cũng theo đó mà tăng cao hơn.  Ngoài ra, nhờ vào việc xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, khách hàng sẽ tin tưởng và đánh giá cao uy tín của thương hiệu từ đó tin tưởng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng tốt hơn. Như vậy, SEO là một chiến lược dài hạn và bền vững giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh trực tuyến.

seeding-faecbook-va-seo-website

3. Làm SEO là làm những gì? 

Chắc hẳn khi chúng ta bắt đầu làm SEO, chúng ta đều sẽ có chung câu hỏi “Vậy làm SEO là làm những gì?” Mỗi người, mỗi đơn vị công ty thực hiện chiến dịch SEO sẽ có những cách làm SEO khác nhau, nhưng nhìn chung, SEO sẽ được chia thành 2 việc chính bao gồm: SEO Onpage và SEO Offpage

3.1. SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tập hợp hầu hết các phương pháp tối ưu các yếu tố hiển thị ngay trên trang Website như cấu trúc, nội dung, hình ảnh, các đoạn mã (tags),.. nhằm giúp Google dễ “đọc", “hiểu" website hơn. Mục đích là để nâng cao thứ hạng trang Web trên công cụ tìm kiếm, giúp website tăng traffic và có nhiều cơ hội tiếp cận với những khách hàng tiềm năng. Đồng thời, các tối ưu này cũng nâng cao trải nghiệm của người dùng khi truy cập trang.

Checklist tối ưu SEO Onpage quan trọng bạn cần nắm

check-list-seo-onpage

3.2. SEO Offpage là gì?

SEO Offpage bao gồm các hoạt động nằm ngoài phạm vi Website như xây dựng backlink (liên kết từ các trang web uy tín khác tới Website của bạn), marketing trên các kênh Social Media (như Facebook..) để thúc đẩy thứ hạng của Website trên công cụ tìm kiếm. SEO Offpage giúp các công cụ tìm kiếm và người dùng thấy được website của bạn đáng tin cậy và có thẩm quyền hơn. 

Các công cụ SEO được sử dụng phổ biến để thực hiện SEO Offpage bao gồm: Google Search Console, Ahrefs, SEMrush,... 

Có rất nhiều kỹ thuật để triển khai cho chiến lược SEO Offpage bao gồm:

seo-offpage

4. Quy trình SEO Website bao gồm những bước nào?

Quy trình 7 bước SEO Website bao gồm:

7-buoc-SEO-website

5. Hướng dẫn các bước tự triển khai SEO Website 

Làm thế nào để chúng ta có thể tự triển khai SEO Website. Hãy đặt ra những câu hỏi:

  • Lựa chọn từ khoá SEO ra sao? 
  • Xây dựng nội dung trang Web như thế nào?
  • Cũng như những cách thức để theo dõi, đánh giá và cải tiến SEO

Đồng thời, bạn có thể tìm hiểu những công cụ phổ biến và vô cùng hữu hiệu trong việc SEO Website bao gồm: Google Keywords Planner, SEO Quake,... cùng rất nhiều công cụ hữu ích khác. 

Ngoài ra, Seeding Facebook là một chiến dịch giúp mang lại backlink chất lượng cho việc SEO offpage. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhé.

Trên đây là những chia sẻ của Hamisa quốc tế, mong rằng mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ TRUYỀN THÔNG HAMISA QUỐC TẾ
VP: P.401 Nhà B6, ngõ 1 Hoàng Trọng Mậu - Mỹ Đình 1 - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Hotline: 09199.111.84 - 0904.595.677
Website: http://hamisa.com.vn - http://hamisa.vn  
Email: hamisaquocte@gmail.com

Bài viết khác